RPA là gì?
RPA (Robotic Process Automation) là khái niệm chỉ Robot phần mềm trong máy tính thay thế lao động trí óc thực hiện tự động các công việc bàn giấy (chủ yếu là công việc có logic cố định). Khái niệm RPA bắt đầu được sử dụng ở Nhật Bản năm 2016, đến năm 2017 tạo ra một tiếng vang lớn nhờ sự dễ hiểu và khả năng đem lại hiệu quả nhanh. Đến nay, cùng với AI và IoT, RPA trở thành một trong những từ IT thông dụng mà ai cũng ít nhất một lần nghe qua.
Giới thiệu UiPath https://www.uipath.com/
Uipath được thành lập năm 2005 và đây là công cụ tự động hóa RPA phổ biến nhất trên thị trường hiện tại. Điều tuyệt vời về Uipath là nó cung cấp một phiên bản community cho những người muốn học, thực hành và implement RPA. Nó chắc chắn có tỷ lệ chất lượng so với giá tốt nhất trong số các đại gia RPA, vì nó thường rẻ hơn so với những công cụ khác. Công ty lớn tiếng tuyên bố rằng họ muốn làm cho mọi người có thể truy cập phần mềm tự động hóa CNTT và họ dường như thành công trong việc này: cung cấp phiên bản cộng đồng UiPath miễn phí, giao diện rõ ràng và đào tạo miễn phí về RPA thông qua UiPath Academy (đào tạo khác nhau cho dân kỹ thuật và dân không kỹ thuật) đã biến họ thành những người dẫn đầu thị trường RPA.
Lịch sử UiPath
2005
UiPath ra đời ở Romania. Bắt đầu với đồ họa máy tính, và bắt đầu xây dựng một thư viện tự động hóa đầu tiên.
2013
Bắt đầu cung cấp tự động hóa UiPath Desktop, giờ đây là UiPath Studio.
2015
Hoàn thành UiPath Orchestrator
2016
Sau khi cung cấp UiPath Studio Community Edition, số lượng người dùng đã đạt 10.000 trong 6 tháng.
2017
Được đánh giá cao với vài trò là công ty cung cấp phần mềm RPA từ Forrester và Everest. Thành lập tư cách pháp nhân tại Nhật và bắt đầu cung cấp dịch vụ.
Các trụ sở UiPath
New York (Trụ sở chính)
Vương quốc Anh
Rumani
Ấn Độ
Nhật Bản
Pháp
Singapore
Úc
Hồng Kông
Sản phẩm UiPath:
Họ cung cấp một số sản phẩm, trong đó, cung cấp một giải pháp đầu cuối: UiPath Platform, Studio, Robots, và Orchestrator.
Các tính năng chính:
Nhiều tùy chọn lưu trữ - có thể được lưu trữ trên cloud, máy ảo và dịch vụ đầu cuối.
Khả năng tương thích ứng dụng - cung cấp nhiều ứng dụng để hoạt động, bao gồm máy tính để bàn, SAP, Mainframe và ứng dụng web.
Hỗ trợ an ninh và quản trị
Xử lý ngoại lệ dựa trên quy tắc
Hỗ trợ phát triển ứng dụng nhanh (RAD).
Dễ dàng mở rộng quy mô và bảo trì
Điểm mạnh:
Cung cấp phần mềm tự động hóa miễn phí - UiPath Community Edition
Tài liệu đào tạo RPA, UiPath tutorial rõ ràng
Giao diện đơn giản không đòi hỏi kỹ năng lập trình cao
Điểm yếu:
Xử lý capture không trực quan
Orchestrator đắt tiền, không tuân thủ quy mô của một dự án tự động hóa quy trình robot
Chỉ dành cho Windows
Cách học tập UiPath
Khi bạn hiểu cách sử dụng cơ bản, hãy nghiên cứu những gì bạn muốn thực hiện với UiPath và cách triển khai nó. Đây là tài liệu giảng dạy mình giới thiệu.
UiPath Academy
Technical course
RPA Developer Foundation
UiPath Orchestrator
RPA Developer Advanced
Solution Architect
infrastructure
UniPath & UniPath & SAP
Khóa học dành cho người mới bắt đầu
RPA Awareness (basic)
RPA implementation methodology
Business analyst
Cài đặt và sử dụng UiPath
Cài đặt
Các bạn có thể xem tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng cơ bản ở đây: https://helpex.vn/article/huong-dan-uipath-cho-nguoi-moi-bat-dau-5c664539ae03f6012876585f Sau khi đọc hướng dẫn và làm sample xong thì mình có màn hình sau:
Giới thiệu cách sử dụng UiPath
Projects trong UiPath
Chủ yếu có 5 loại project trong UiPath
Process: Một Process là một blank project đơn giản, được sử dụng để thiết kế quy trình tự động hóa mới.
Library: Loại project này được sử dụng để tạo các thành phần có thể tái sử dụng và sau đó xuất bản chúng dưới dạng library.
Transactional Process: Loại project này được sử dụng để tạo ra một quy trình như một flowchart.
Agent Process Improvement: Loại project này kích hoạt tự động hóa để đáp ứng với sự kiện chuột hoặc bàn phím.
Robotic Enterprise Framework: Loại project này tạo ra một transactional business process theo các best practices để triển khai quy mô lớn.
UiPath Dashboard
Activity Pane: Cửa sổ này bao gồm các hoạt động được sử dụng để phục vụ các chức năng khác nhau như in output, vòng lặp, if-else, v.v.
Ribbon: Ribbon bao gồm các tùy chọn như Save, Run, Data Scraping, Recording v.v.
Properties Pane: Properties Pane bao gồm các thuộc tính của các hoạt động mà bạn đã kéo và thả vào tự động hóa.
Output Pane: Output Pane hiển thị đầu ra tự quy trình tự động hóa của bạn.
Nguồn: https://blog.vietnamlab.vn
Comments